Thảo quả khô Kardamon gói 100g

Thảo quả khô Kardamon gói 100g

€3,50 / 0.1 kg
(Giá đã bao gồm VAT- Còn hàng)
Thảo quả là gì? Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông nó cũng na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả...
Số lượng:
  • free ship
    MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TRÊN 25 NƯỚC CHÂU ÂU
    (Áp dụng với đơn hàng > 120€ )
  • Return
    ĐỔI TRẢ DỄ DÀNG
    (Đối với sản phẩm bị lỗi khi giao nhận chúng tôi sẽ hoàn lại tiền 100% , đối với những sản phẩm khách hàng phát hiện hàng giả chúng tôi sẽ hoàn 120% giá trị sản phẩm)
  • Hotline
    TỔNG ĐÀI BÁN HÀNG +420 774 264 567
    (Miễn phí từ 8h30 - 21:30 mỗi ngày theo khung giờ Béc-lin, Đức (GMT+2) )

Thông số sản phẩm

  • Nhà sản xuất: Vinmart
  • Kích thước: Gói 100g

Thảo quả là gì?

Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông nó cũng na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam. Thảo quả thường dùng trong ẩm thự là quả chín phơi hay sấy khô của cây thảo quả. 

Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín. Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả. Mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.

thao-qua-4

Nguồn gốc của thảo quả

Cây ra hoa về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12). Thảo quả mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m, có khí hậu mát lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn thuộc các địa phương vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc nước ta, như ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu... có những nơi có sản lượng thảo quả rất lớn như huyện Bát Xát (Lào Cai). Ở Trung Quốc, thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc.

Giá trị dinh dưỡng của thảo quả

Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (1-1,5%).

Khi nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia sức khỏe đều thừa nhận trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: Carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)...

Tác dụng của thảo quả trong y học

Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Trong dân gian, thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.

Thảo quả giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. Làm giảm sự co thắt dạ dày. Làm mát cho cơ thể

Giảm bớt đau bụng ở trẻ em. Làm dịu sự đau họng. Giảm đau dây thần kinh. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.

Cách sử dụng thảo quả trong nấu ăn

Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Vào mùa đông (tháng 11, 12, hoặc tháng 1) người ta hái quả chín vàng, đem về phơi khô hay sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Cũng có nơi lấy cám gạo hòa với nước cho sền sệt, bao chung quanh quả, nướng cho cháy cám rồi đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt dùng.

Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia vị. Thảo quả được chưng cất thành tinh dầu làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn, chế bánh kẹo.
Thông thường, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon. 

Lưu ý khi dùng thảo quả

Nhìn chung, thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này. 
 
Hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng (đau co thắt) nếu được tiêu thụ nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có sỏi ở túi mật nên tránh dùng thảo dược này hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. 
 
Một vài tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: khó thở, tức ngực, phát ban hoặc sưng da... Nếu thấy có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tố.